[8011] Sinh viên làm thêm như thế nào là hợp lý?

Làm thêm là cụm từ luôn đi liền với sinh viên. Làm thêm không chỉ giúp sinh viên tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm mà còn đem lại lợi ích về mặt tài chính. Cũng chính vì những lợi ích đó, một bộ phận sinh viên có thể dành hầu hết thời gian cho việc đi làm thêm, có thể là vượt quá 8 tiếng/ngày, thậm chí hơn 40 tiếng/tuần. Sinh viên làm thêm còn làm nhiều hơn một người lao động toàn thời gian. Câu hỏi đặt ra rằng liệu có nên giảm giờ làm thêm để đảm bảo cân bằng giữa việc học và công việc vẫn luôn là vấn đề đáng quan tâm.

468522946 122174474822114795 73612978127359252 n
Theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 quy định học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm việc bán thời gian nhưng không quá 24 giờ mỗi tuần trong thời gian học, đồng thời phải tuân thủ pháp luật lao động. Một trong những hệ quả rõ rệt là việc nhiều sinh viên bỏ bê học hành, không còn đủ thời gian và sức lực để tập trung vào các môn học. Sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khi không thể duy trì được một lối sống lành mạnh, thức khuya và làm việc quá sức. Điều đó suy ra rằng, việc giới hạn giờ làm thêm đối với sinh viên là cần thiết. Khi giới hạn giờ làm thêm, sinh viên có thể dành thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, trong hay ngoài trường nhằm học được nhiều kĩ năng mềm mang tính chất học thuật bổ sung cho kiến thức chuyên môn của ngành học. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ duy trì được sức khỏe tốt, tinh thần ổn định tạo điều kiện để học tập và phát triển bản thân một cách toàn diện.

Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, không nên giới hạn giờ làm thêm của sinh viên. Học phí đắt đỏ mà kinh tế gia đình thì hạn chế, việc đi làm thêm sẽ phần nào giúp sinh viên tạo nên tài chính trang trải cuộc sống. Thêm vào đó một số ngành học, trường học sẽ có lịch học linh động, sinh viên có thể chủ động sắp xếp thời gian làm nhiều hơn. Không phải sinh viên nào làm quá nhiều cũng đánh đồng là thành tích học tập không tốt. Việc giới hạn giờ làm sẽ là một bất công đối với những sinh viên có khả năng sắp xếp việc làm thêm và việc học tập. Thực tế thì nếu giới hạn giờ làm thêm của sinh viên thì các công ty, doanh nghiệp lại “ngại” tuyển họ để làm thực tập, học việc. Trong khi đó khi sinh viên tốt nghiệp, bước ra ngoài nộp hồ sơ xin việc thì nhà tuyển dụng yêu cầu 1-2 năm kinh nghiệm thì lấy đâu ra?
Sẽ có nhiều quan điểm, cách nhìn khác về vấn đề này, vì thế Báo điện tử VOV College mở diễn đàn để bạn đọc thảo luận. Thân mời bạn đọc cùng trao đổi, chia sẻ về chủ đề “Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: Nên, hay không?”.
Để diễn đàn đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi rất mong quý độc giả, bạn đọc tham gia đóng góp bằng cách gửi bài qua email bandoc@vovcollege.vn hoặc ở phần bình luận dưới bài.
Đối tượng gửi bài: Công dân Việt Nam độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hoặc nước ngoài.
Thời gian nhận bài: Từ 27/11/2024 đến hết 26/12/2024.
Lưu ý: Bài viết gửi về với nội dung không trái với thuần phong mỹ tục, kích động đến cá nhân hay tổ chức.
Trân trọng
Ban Biên tập.
_____________________
[Đây là nội dung giả định được tổ chức nhằm phục vụ môn học Tổ chức Diễn đàn trên Báo điện tử. Mọi thông tin, hình ảnh về các nhân vật, tổ chức trong bài viết đều mang tính chất minh họa. Mọi thông tin cực đoan, gây hiềm khích, thóa mọa cá nhân – tổ chức khác đều bị nghiêm cấm]

CATEGORIES
Share This

BÌNH LUẬN

Wordpress (9)
  • comment-avatar
    Ái Nhàn 3 tháng

    Cá nhân tôi thấy thì việc giới hạn giờ làm của sinh viên cũng rất cần thiết. Mặc dù làm thêm mang lại nhiều lợi ích như giúp sinh viên tự lập tài chính, tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng, nhưng nếu không có sự giới hạn, một số sinh viên có thể làm việc quá sức, dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, thiếu ngủ, dẫn đến tình trạng ngủ gật trong lớp, làm cho việc học tập trở nên sa sút hơn.

  • comment-avatar
    Kim Xuyến 3 tháng

    Là một sinh viên vừa đi học vừa làm thêm, tôi nghĩ không nên giới hạn giờ làm vì nó phụ thuộc vào cách mỗi người quản lý thời gian. Cá nhân tôi làm thêm hơn 30 giờ mỗi tuần, nhưng công việc lại liên quan đến ngành học nên tôi rất hứng thú và học được nhiều kinh nghiệm thực tế. Nhờ vậy, tôi vừa có thêm thu nhập, vừa áp dụng kiến thức vào công việc, mà kết quả học tập vẫn đảm bảo. Với tôi, nếu biết cân bằng, việc làm thêm là một lợi thế chứ không phải gánh nặng.

  • comment-avatar
    Ngọc Kiều 3 tháng

    Không còn học đại học, ngày làm 8 tiếng tôi đã thấy mệt và áp lực rồi. Lưc trước còn là sinh viên tôi đã bị stress và luôn trong tình trạng mệt mỏi. Mỗi ngày tôi phải chịu áp lực từ việc học và chỗ làm thêm nên tôi nghĩ hạn chế giờ làm thêm cho sinh viên là đúng . Khi đó các em sẽ tập trung hơn vào việc học và đỡ phải chịu nhiều áp lực hơn từ 2 phía.

  • comment-avatar
    Trinh 3 tháng

    Theo tôi thì tôi nghĩ không nên giới hạn số giờ làm thêm của sinh viên. đầu tiên tôi muốn nói là vấn đề nào cũng có hai mặt của nó và vấn đề này cũng không ngoại lệ. Đúng là đi làm thêm nếu biết cân bằng thời gian giữa việc học và làm thì điều đó vô cùng tốt, còn về việc sinh viên chọn số giờ làm thêm vượt quá 8h/ ngày, vượt quá số giờ của một người lao động toàn thời gian thì đó cũng là sự lựa chọn của họ vì sinh viên thì đã đủ 18 tuổi và đủ tuổi để chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình, đã đủ nhận thức để hiểu hành vi mình đang làm là gì, có ý nghĩa gì. Bên cạnh một bộ phận sinh viên dành hầu hết thời gian cho việc đi làm thêm vì những lợi ích trước mắt thì còn có các sinh viên phải làm nhiều giờ thì mới đủ tiền để trang trải cuộc sống, phụ giúp gia đình trả tiền học phí để có cơ hội đi học, DO ĐÓ không nên giới hạn số giờ làm việc của sinh viên.

  • comment-avatar
    Thư 3 tháng

    Mình không đồng ý với việc giảm giờ làm thêm của sinh viên vì mình thấy việc làm thêm là cơ hội tốt để sinh viên vừa có thu nhập, vừa rèn luyện kỹ năng. Giảm giờ làm thêm có thể sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của nhiều bạn sinh viên. Việc làm thêm giúp các bạn sinh viên có thêm thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt, không còn phải phụ thuộc vào gia đình nữa. Giảm giờ làm thêm đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu khác. Không những vậy, các bạn sinh viên còn có thể mở rộng mối quan hệ và tự học được cách quản lý thời gian khi làm thêm.

  • comment-avatar
    Quang Dũng 3 tháng

    Mình có một người bạn cùng lớp và bạn ấy vắng học hầu hết các tiết học. Được biết thì bạn ấy đi làm rất nhiều, làm luôn cả những buổi có tiết học trên lớp. Vắng học thường xuyên thì tất nhiên kết quả học tập của bạn cũng không tốt, nhiều môn phải học lại. Làm thêm nhiều như vậy, tiền kiếm được lại phải đóng tiền học lại thì mình thấy không đáng, vừa mất tiền vừa mất thời gian. Chính vì vậy, mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm nên hạn chế giờ làm thêm của sinh viên.

  • comment-avatar
    Nguyễn Phi Hùng 3 tháng

    Hãy thử suy nghĩ, nếu giới hạn thời gian của sinh viên thì thật sự bất công với sinh viên quá. Độ tuổi này đủ trưởng thành để nhìn nhận cái nào đúng cái nào sai, cái nào nên ưu tiên. Đâu phải sinh viên nào làm thêm thì cũng làm công việc như: phục vụ, pha chế, bán hàng,… Có những sinh viên làm thêm những công việc đúng chuyên ngành đang học, việc học từ công việc này vừa có thu nhập vừa có kinh nghiệm để điền vào CV. Những sinh viên này dành phần lớn thời gian đi làm thêm những công việc liên quan đến chuyên ngành là quá tốt. Cuối cùng thì tốt nghiệp xong, ra trường thì vẫn cần kinh nghiệm để dễ dàng tìm kiếm một công việc phù hợp, kết quả học tập cũng chưa chắc sánh bằng có kinh nghiệm chuyên môn dồi dào.

  • comment-avatar
    Phạm Thị Dung 3 tháng

    Tôi có một cậu con trai hiện đang là sinh viên năm hai. Để tự lo cho bản thân và phụ giúp gia đình, cháu đi làm phục vụ ở một quán ăn.Tôi vui mừng vì con biết tự lập, nhưng lại lo lắng khi thấy con làm việc quá nhiều. Mỗi ngày con phải đứng suốt nhiều giờ, đi sớm về khuya, thậm chí có hôm không ăn uống đầy đủ. Tôi hiểu con muốn phụ giúp gia đình và tự trang trải, nhưng tôi sợ việc làm thêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học. Làm cha mẹ, tôi chỉ mong con cân bằng được công việc và học tập, không làm gì quá sức để sau này không phải hối tiếc.

  • comment-avatar
    Phạm Ngọc Giàu 3 tháng

    Là một người mẹ, tôi rất lo lắng cho con gái của mình. Năm nay, nó đã là sinh viên năm cuối, và tôi rất lo lắng về tương lai của nó, nhất là khi tôi lo rằng con không thể ra trường đúng hạn. Dù tôi đã nhiều lần khuyên bảo nó tập trung vào học hành, nhưng nó vẫn quyết định đi làm thêm. Mặc dù gia đình tôi không đồng tình, nhưng con vẫn kiên quyết muốn tự kiếm tiền và tự mua sắm những thứ mình cần. Tôi hiểu rằng con muốn độc lập, nhưng tôi cũng lo rằng việc làm thêm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học và sức khoẻ của nó. Mỗi lần nghĩ đến điều đó, tôi lại thấy rất bất an.

  • Disqus (0 )