[8011] Sinh viên và làm thêm: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại dài lâu
Sinh viên làm thêm để trang trải chi phí học tập không phải là điều hiếm thấy. Tuy nhiên, khi công việc làm thêm chiếm quá nhiều thời gian của sinh viên, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình và kết quả học tập.
Theo tôi, một sinh viên năm hai đã từng làm thêm thì cho các bạn một lời khuyên chân thành: Hãy chú trọng, ưu tiên việc học là chính. Bản thân từng suy nghĩ làm thêm giờ không ảnh hưởng gì việc học. Tôi nghĩ mình có thể cân bằng được cả hai, vừa kiếm thu nhập để tự lo mà không cần dựa vào ba mẹ. Tôi tin rằng năm nhất, với các môn học nhẹ nhàng và có nhiều thời gian rảnh rỗi nhiều, là thời điểm lý tưởng để đi làm thêm. Nên tôi dành hết khoảng thời gian năm nhất để đi làm thêm. Nhưng sau một năm cố gắng vừa học vừa làm, tôi đã nhận ra rằng: việc dành quá nhiều thời gian để làm thêm, làm tôi mất đi sự tập trung, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và sức khỏe. Kết quả là, ngay cả bài học cơ bản năm nhất mà tôi cũng không hoàn thành tốt được và ảnh hưởng đến điểm số của mình. Vì vậy, chúng ta nên cân bằng giữa giờ làm thêm và học tập để sinh viên có thể duy trì sự ổn định, chất lượng học tập, để đảm bảo đến mục tiêu chính của một sinh viên.
![[8011] Sinh viên và làm thêm: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại dài lâu 1 viec lam them o Han Quoc](https://inlook-vn.com/wp-content/uploads/2024/12/viec-lam-them-o-Han-Quoc.jpg)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân chính của việc sa sút trong kết quả học tập chính là áp lực công việc và điểm số khiến sinh viên cảm thấy kiệt sức. Đặc biệt, việc làm thêm quá nhiều đã làm sinh viên không đủ thời gian để ôn tập, làm bài tập nhóm hoặc tham gia các buổi học quan trọng. Hậu quả, làm cho việc chuẩn bị cho kỳ thi trở nên không kỹ càng và dẫn đến việc trượt môn. Thêm vào đó, sinh viên có thể làm ảnh hưởng đến cả nhóm học tập, khi họ không thể hoàn thành phần công việc của mình và buộc bạn bè phải gánh vác. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả học tập cá nhân mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm. Lúc nhận ra cũng là lúc điểm quá trình sinh viên đã bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc dành quá nhiều thời gian vào việc làm thêm buộc sinh viên không thể tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, không có thời gian dành thời gian cho bản thân mình. Bên cạnh đó, ảnh hưởng nghiêm trọng và thấy rõ chính là sức khỏe sinh viên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong suy nghĩ của nhiều sinh viên rằng còn trẻ thì có thể làm việc liên tục mà không cho cơ thể nghỉ ngơi. Ngay cả máy móc cũng cần phải có lúc ngừng hoạt động để bảo trì thì huống hồ chi con người chúng ta. Nếu ta mãi chạy theo công việc không cho cho cơ thể chúng ta có dành thời gian tái tạo lại năng lượng rất dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, thiếu ngủ và thiếu năng lượng trong học tập. Vì vậy, cần giới hạn giờ làm thêm của sinh viên để cân bằng được công việc và học tập và đồng thời bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Khi tham gia đầy đủ các buổi học giúp sinh viên hiểu biết hơn nhiều thứ, tránh được những lỗ hổng trong quá trình học tập và không bỏ lỡ các kiến thức quan trọng. Dù việc làm thêm giúp chúng ta kiếm tiền nhiều hơn nhưng cũng mối nguy rất lớn đến học tập. Vì vậy, phải biết mục tiêu chính của chúng ta là gì, nếu lựa chọn đến trường, hãy tận dụng cơ hội để học hỏi thêm nhiều kiến thức, đồng thời biết cách cân bằng để việc học không bị ảnh hưởng. Việc giới hạn giờ làm thêm sẽ giúp sinh viên duy trì sự tập trung vào học tập, giảm căng thẳng, dành nhiều thời gian cho mình và nâng cao hiệu quả học tập. Học tập là mục tiêu chính của mỗi sinh viên và việc giữ vững mục tiêu này sẽ giúp có một nền tảng vững chắc cho tương lai.
Hồ Thị Hậu (Vũng Tàu – Hothihau@hotmail.vn, SĐT: 0374xxxx30)
————————————
[Đây là nội dung giả định được tổ chức nhằm phục vụ môn học Tổ chức Diễn đàn trên Báo điện tử. Mọi thông tin, hình ảnh về các nhân vật, tổ chức trong bài viết đều mang tính chất minh họa. Mọi thông tin cực đoan, gây hiềm khích, thóa mọa cá nhân – tổ chức khác đều bị nghiêm cấm.]