[APT] Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: Cánh cửa cơ hội hay rào cản tương lai?
Trong thời đại mà tính chủ động và thực tiễn được đặt lên hàng đầu, làm thêm đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của nhiều sinh viên. Đây không chỉ là cách họ kiếm thêm thu nhập mà còn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm của bản thân, chuẩn bị cho tương lai. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa việc học và việc làm lại là một bài toán khó, đặc biệt khi áp lực công việc ngày càng lớn. Nếu lạm dụng hoặc thiếu định hướng thì nó sẽ là rào cản lớn khiến sinh viên đi chệch khỏi con đường học tập và phát triển bản thân. Liệu làm thêm có phải là cánh cửa cơ hội hay trở thành rào cản tương lai của sinh viên?
Ảnh minh họa( Nguồn: Internnet)
Là một sinh viên truyền thông đang học tập tại Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II thì theo ý kiến riêng của mình: Làm thêm mang lại cho sinh viên nhiều lợi ích thiết thực, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng khắt khe. Thay vì chỉ học lý thuyết, công việc làm thêm sẽ giúp sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, xử lý tình huống. Đây là nền tảng quan trọng giúp họ tự tin khi bước vào môi trường làm việc chính thức. Công việc làm thêm giúp sinh viên gặp gỡ nhiều người sẽ xây dựng nhiều mối quan hệ hơn. Đặc biệt, những công việc liên quan đến ngành học có thể là cầu nối đưa sinh viên đến cơ hội tìm việc làm trong tương lai. Đối với nhiều sinh viên, làm thêm vừa kiếm thêm thu nhập mà còn giảm bớt gánh nặng về tài chính cho gia đình và đồng thời học cách quản lý chi tiêu cá nhân sao cho hợp lý. Dù mang nhiều lợi ích, việc làm thêm không phải lúc nào cũng là lựa chọn lý tưởng, đặc biệt khi sinh viên không biết cách cân bằng giữa việc học và việc làm.
Làm thêm quá nhiều vào ban đêm dễ khiến sinh viên kiệt sức, mệt mỏi dẫn đến mất tập trung trong học tập và kết quả sẽ bị giảm sút. Điều này có thể tạo ra nhiều căng thẳng ảnh hưởng đến tinh thần. Để việc làm thêm thực sự mang giá trị tích cực, sinh viên cần biết cách quản lý thời gian và tìm kiếm những công việc liên quan đến ngành học của mình, giới hạn giờ làm thêm ở mức từ 10-20 giờ/tuần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học. Biến công việc trở thành cơ hội để học hỏi và trưởng thành hơn thay vì chỉ tập trung kiếm tiền. Việc làm thêm là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội quý giá, nhưng cũng có thể trở thành rào cản nếu sinh viên không biết cách cân bằng. Điều quan trọng nhất là họ cần giữ được mục tiêu học tập và phát triển bản thân nhiều hơn, biến công việc làm thêm trở thành bệ phóng vững chắc tương lai.
Nguyễn Thị Phương Vy ( Quận 12 – TP.HCM – ntpv24102005@gmail.com, SĐT 081252xxxx)
Liên quan đến đề xuất giới hạn giờ làm thêm của sinh viên, hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều. Vì vậy, Báo điện tử VOV trân trọng mời bạn đọc tham gia diễn đàn “Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: nên hay không?” để cùng chia sẻ quan điểm, đóng góp ý kiến.
Mời bạn đọc gửi bài viết về địa chỉ email: baodientuvov@gmail.com
Tiêu đề ghi rõ bài viết tham gia diễn đàn “Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: nên hay không?”
Thời gian nhận bài từ ngày:
03/12/2024 – 30/12/2024
Trân trọng!
Ban biên tập Báo điện tử VOV
[Đây là nội dung giả định được tổ chức nhằm phục vụ môn học Tổ chức diễn đàn trên báo điện tử. Mọi thông tin hình ảnh, hình ảnh về các nhân vật, tổ chức, trong bài viết đều mang tính minh hoạ. Mọi thông tin cực đoan, gây hiềm khích, thoá moạ cá nhân – tổ chức khác đều bị nghiêm cấm]