[ĐIỂM A] Giới hạn giờ làm thêm: Có thật sự cần thiết cho sinh viên?
Là một giảng viên đại học và có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, một hôm, tôi và bạn mình có cuộc trò chuyện, bạn tôi đặt câu hỏi rằng “Có nên giới hạn thời gian đối với việc cho sinh viên đi làm thêm những năm tháng đại học?” Tôi với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, đã có một cuộc tranh luận sôi nổi với bạn mình, và câu chuyện cho sinh viên “tự thân vận động” đã đến hồi kết với nhiều ý kiến “đồng tình” và cả “biểu tình” đến từ tôi và bạn mình.
Vì vậy bản thân tôi nhận ra được, khi đi làm như vậy, các bạn không chỉ học được cách kỷ luật với giờ giấc ở nơi công sở sau này, mà còn phải đào tạo và làm việc theo quy trình được đề ra từ trước, điều này chỉ có trải nghiệm một cách thực tế mới hiểu được. Nên theo tôi, đi làm thêm mang lại một cơ hội rất lớn cho các bạn trưởng thành, ít nhất đâu đó là trong suy nghĩ và cách đối nhân xử thế, cùng một số kỹ năng giao tiếp cơ bản, cùng một số kỹ năng nho nhỏ trong công việc của mình.
Thứ hai là vấn đề tiêu cực của việc làm thêm, ngoài việc chúng ta ai cũng nghĩ đến đó là thu nhập bình quân rất thấp. Với góc nhìn của môt giảng viên và chứng kiến nhiều việc sinh viên của mình ngủ gật trong lớp, hay “cúp” tiết học với lý do đi làm thêm, tôi rất không hài lòng, vì các bạn chưa sắp xếp thời gian tốt đối với việc học và làm. Việc chìm sâu vào những công việc làm thêm là một hệ quả xấu bên cạnh những điều tích cực. Khi đi học, việc bổ sung kiến thức hiệu quả là một yêu cầu không thể xem thường đối với sinh viên. Nếu không vững kiến thức của môn học, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể bỏ lỡ thời gian trong lớp và trượt trong các kỳ thi, điều này tốn tiền hơn rất nhiều so với số tiền các bạn kiếm được trong lúc làm thêm, có thể là gấp rất nhiều lần, nên việc chìm sâu vào công việc làm thêm là không hợp lý đối với sinh viên đại học. Gây ra hậu quả tài chính mà gia đình các bạn phải gánh chịu trong tương lai, rõ ràng là một sự đánh đổi không tương xứng. Nên đối với con mình, việc làm thêm tôi cũng tâm sự nhiều với con, và con chọn cách giúp đỡ mẹ bằng cách học thật giỏi và đỗ trong các kỳ thi, làm tốt trong việc lấy từng tín chỉ ở lớp, khiến tôi rất hài lòng.
Nếu xét về tích cực và tiêu cực như trên, có thể thấy tôi phần nào nghiêng về vấn đề không ủng hộ cho các con đi làm thêm trong lứa tuổi sinh viên, và tôi cũng hiểu ý kiến giới hạn giờ làm thêm của các bạn sinh viên không phải là không có sự hợp lý. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rằng không phải ai cũng có cơ hội được thoải mái đi học và không cần lo về vấn đề tài chính như con của mình.
Trong xã hội có nhiều hoàn cảnh khác nhau, nên trong một số gia đình của sinh viên tôi đang dạy, có bạn ở với mẹ vì gia đình có bố mẹ ly hôn, dẫn đến khó khăn tài chính. Hoặc một số bạn có hoàn cảnh gia đình phải gánh số tiền viện phí khá lớn của ông bà vì vấn đề sức khỏe. Nên việc các bạn phải nỗ lực đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cho việc học và ở trọ của mình là một sự bắt buộc. Có thể thấy các bạn dành nhiều thời gian cho đi làm thêm, có bạn thì sắp xếp tốt cả học và làm, có bạn thì không, thường xin lời khuyên của giảng viên, là tôi, và tôi cũng dành thời gian để tư vấn về việc này cho các bạn với hi vọng bạn không từ bỏ con đường học tập mà trải đời mưu sinh. Nên có thể nói, nếu giới hạn thời gian làm việc ngoài giờ của các bạn có hoàn cảnh khó khăn bằng với thời gian của những bạn có hoàn cảnh khá hơn, là thiếu lương tâm và công bằng.
Thế nên việc “giới hạn thời gian” sẽ trở nên không hợp lý, do xã hội của chúng ta đôi khi còn chưa sắp xếp được thời gian của chính mình, có khắt khe quá khi yêu cầu ở giới trẻ một sự kỷ luật về thời gian thật hợp lý để phù hợp với hoàn cảnh riêng của các bạn ấy? Qua đây, tôi hi vọng các bạn sinh viên chú trọng và đề cao giáo dục, không quá sa lầy vào việc làm thêm nhỏ lẻ, hãy cố gắng để sự thành công trên con đường giáo dục dẫn bước các bạn, và tương lai của các bạn sẽ trở nên tươi sáng.