[Điểm A] Sinh viên làm thêm: Nên, nhưng cần kỹ lưỡng lựa chọn!

Khi vừa kết thúc chương trình học cấp 3 và bước vào giảng đường đại học, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ thấy nhiều bạn bè cùng trang lứa vội vã đi kiếm việc làm thêm để trang trải phí sinh hoạt và phụ giúp gia đình. Vì thế, chúng ta cũng sẽ có đôi lúc, muốn giống họ, nên cũng “xông xáo” đi kiếm việc làm thêm. Một năm trước, bản thân tôi cũng từng nghĩ như vậy, nhưng sau khi trải nghiệm thì tôi nhận ra được khá nhiều điều khi đi làm thêm, tích cực lẫn không tích cực.
Đầu tiên, tôi nhận ra rằng việc một người trẻ, mà cụ thể là sinh viên, biết suy nghĩ sẵn sàng đi làm để tự lập là một điều rất đáng được trân quý nhưng liệu những khoảng thời gian mà mình bỏ ra đi làm sau giờ học liệu có thật sự có ích cho hành trình phát triển bản thân chúng ta hay không?
Hay cũng có người từng đặt câu hỏi đại loại rằng, 19-23 là độ tuổi có nhiều năng lượng và tràn đầy hoài bão, nên việc bạn trẻ “gói mình” vào ở chỗ làm thêm không đúng chuyên ngành thì thật sự có ích?
Theo tôi, vì hầu hết bạn sinh viên không có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành mà các bạn đang học nên bị e dè và không ứng tuyển vào các công ty có các chuyên ngành liên quan, thay vào đó sinh viên thường chọn những công việc tay chân như phục vụ bàn, bán quần áo,…
z6154614608433 a033d72edfa1352c7220216a711d8ef8

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Tôi đồng ý rằng những công việc đó sẽ giúp các bạn trau dồi được kỹ năng giao tiếp xã hội và xử lý tình huống nhưng đồng nghĩa rằng những công việc đấy rất cực. Sau 6-8 tiếng đi làm thì chỉ muốn về nhanh để nghỉ ngơi và hầu như lương không cao. Một số cửa hàng thậm chí còn không tạo lập văn bản ký kết ràng buộc giữa chủ với nhân viên về lương, thù lao hay các quyền lợi khác, nên họ rất dễ dàng quỵt tiền lương vì họ biết sinh viên luôn là người yếu thế.
Thay vì làm những công việc “tay chân” thì tại sao sinh viên không mạnh dạn ứng tuyển để làm các công việc đúng chuyên ngành? Rất nhiều công ty lớn nhỏ tuyển cộng tác viên, tuyển trợ lý, trợ giảng không cần kinh nghiệm, làm trong môi trường chuyên nghiệp, được các tiền bối chia sẻ kinh nghiệm và có các mối quan hệ chất lượng, các công việc đó cũng mang lại các kỹ năng giao tiếp xử lý tình huống như những công việc “tay chân” thời vụ mà còn được có cơ hội thăng tiến trong chuyên ngành mình mong muốn.
Phạm Thanh Thảo (Bình Thạnh, TP.HCM – p.thaothanh24@gmail.com ,
SĐT:09429xxxxxxxxx0)
———————————————————————————–————————————————————————————banner 7
Với mong muốn nhận được những ý kiến từ bạn đọc, báo điện tử VOV College chính thức tổ chức diễn tên “Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: Nên hay không?”. Đây là cơ hội để tất cả mọi người cùng nhau bày tỏ và chia sẻ những ý kiến, quan điểm của mình xoay quanh chủ đề.
Hãy tham gia thảo luận và cho biết suy nghĩ của bạn bằng cách gửi mọi thông tin bài viết của bạn qua email vovcollege@gmail.com.
Thời gian nhận bài từ ngày:
28/11/2024 – 15/12/2024
Sự đóng góp của bạn sẽ làm cho diễn đàn trở nên phong phú và thú vị hơn bao giờ hết. Rất mong nhận được những góc nhìn đa dạng từ phía bạn!
Trân trọng
Ban Biên tập Báo điện tử VOVC
_________________________________________________________________________________
[Đây là nội dung giả định được tổ chức nhằm phục vụ môn học Tổ chức Diễn đàn trên Báo điện tử. Mọi thông tin, hình ảnh về các nhân vật, tổ chức trong bài viết đều mang tính chất minh họa. Mọi thông tin cực đoan, gây hiềm khích, thỏa mãn cá nhân – tổ chức khác đều bị nghiêm cấm]
CATEGORIES
TAGS
Share This

BÌNH LUẬN

Wordpress (0)
Disqus (0 )