[GZ Team] Làm thêm quá giờ: Khi sinh viên đánh đổi quá nhiều?
Sinh viên làm thêm ngoài giờ học để rèn luyện kĩ năng, tích lũy kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể cân bằng giữa công việc và học tập. Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên luôn là vấn đề tranh cãi. Liệu đây là sự cần thiết hay chính là rào cản của sinh viên?
Tôi năm nay đã 25 tuổi và đang là nhân viên của một công ty truyền thông và tôi đã đi qua quãng thời gian sinh viên của mình, tôi hoàn toàn đồng ý với việc phải giới hạn giờ làm thêm của sinh. Vì chính bản thân tôi khi đã tốt nghiệp và đi làm rồi, tôi không có nhiều thời gian dành cho bản thân mình, lúc nào cũng xoáy sâu vào công việc khiến tôi rất mệt mỏi. Đồng ý rằng các bạn sinh viên khi đi làm thêm sẽ giúp ích được rất nhiều cho bản thân mình từ chi trả được tiền học phí, phòng trọ cũng như chi phí sinh hoạt. Thế nhưng, tôi quan sát thấy được rằng, trong bối cảnh tự chủ đại học, học phí tăng cao mỗi khi năm học mới bắt đầu, nhiều tân sinh viên vẫn mang áp lực nặng nề về tài chính, đặc biệt là các sinh viên đến từ các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Chính bản thân tôi cũng đến từ vùng sâu vùng xa nên tôi hiểu được phần nào những nỗi lòng mà các bạn sinh viên đang gặp phải.
![[GZ Team] Làm thêm quá giờ: Khi sinh viên đánh đổi quá nhiều? 1 de xuat sinh vien duoc lam them khong qua 24](https://inlook-vn.com/wp-content/uploads/2024/12/de-xuat-sinh-vien-duoc-lam-them-khong-qua-24.webp)
(Nguồn: Internet)
Mọi thứ ở thành phố đều rất khác so với ở dưới quê tôi ở, đặc biệt là vật giá tăng cao. Ở dưới quê, mua chai nước có 10.000 đồng thì lên trên này phải 20.000 đồng. Ngạc nhiên hơn khi thấy giá một tô phở giao động từ 50.000 – 80.000 đồng, thậm chí lên đến cả trăm nghìn. Giá thuê nhà cũng gấp 2, gấp 3 lần ở dưới quê, phòng trọ nhỏ hơn 15m2 có giá giao động từ 2 triệu đến 3 triệu đồng mỗi tháng. Đây là vấn đề đau đầu mỗi khi tôi nghĩ đến, làm thế nào để chi tiêu cho hợp lý, tiền có còn đủ xài đến cuối tháng hay không? Việc làm thêm giúp sinh viên có thể rèn luyện kĩ năng sống, đối mặt với các tình huống “khó xử” từ khách hàng, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân sau này cũng như kiếm được một số tiền nhỏ để trang trải cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, nên cân bằng giữa công việc và học tập. Vì nếu không cần bằng được, chúng ta sẽ được “cái này” nhưng mất “cái kia”. Nếu chúng ta cứ bị cuốn vào vòng xoáy tiền bạc, công việc đi làm thêm mà bỏ bê, lơ là việc học, chẳng khác gì đi kiếm tiền xong lấy tiền đó đóng học phí đi học lại hết.
Cá nhân tôi nghĩ rằng, việc tìm kiếm các công việc ngoài giờ học trên trường không dễ với các bạn sinh viên vì họ thường yêu cầu cao về kinh nghiệm hoặc thời gian linh hoạt hơn trong công việc. Điều này gây khó khăn cho các bạn sinh viên có lịch học dày đặc, bận rộn. Chưa kể sinh viên tìm việc trên các trang mạng như Facebook, Chợ Tốt… vẫn có nhiều trường hợp sinh viên bị các “quái” đa cấp dụ dỗ đóng tiền, lừa đảo. Việc giới hạn giờ làm thêm của sinh viên cần phải cân nhắc kĩ lưỡng. Nếu có giới hạn thời gian làm thêm thì sinh viên có thể giảm bớt đi gánh nặng công việc, tập trung vào việc học nhiều hơn nhưng lại khó khăn trong việc trang trải chi phí. Còn nếu không giới hạn thời gian làm thêm thì sinh viên có thể gặp các tình trạng như làm việc quá mức dẫn đến kiệt sức, suy nhược cơ thể… Vì vậy, việc tạo ra sự cân bằng giữa việc làm thêm và việc học thật sự rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện đối với sinh viên.
Anh Thư (Q. Tân Phú, TP. HCM – AnhThu23@gmail.com)
————–
[Đây là nội dung giả định được tổ chức nhằm phục vụ môn học Tổ chức Diễn đàn trên Báo điện tử. Mọi thông tin, hình ảnh về các nhân vật, tổ chức trong bài viết đều mang tính chất minh họa. Mọi thông tin cực đoan, gây hiềm khích, thóa mọa cá nhân – tổ chức khác đều bị nghiêm cấm]