[Nàng thơ] Có nên kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên?
Sau bài phát động, diễn đàn “Có nên kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên hay không?“ đã được nhận sự quan tâm mạnh mẽ từ đông đảo độc giả. Hai luồng kiến trái chiều đã được đưa ra: một bên cho phép kiểm soát giờ làm thêm để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo chất lượng học tập,bên còn lại vẫn nhấn mạnh quyền tự quyết định của sinh viên trong công việc quản lý lý thời gian và phát triển kỹ năng.
Ý kiến đồng tình với việc kiểm soát giờ làm thêm.
Nhiều ý kiến cho rằng việc kiểm soát chặt chẽ số giờ làm thêm của sinh viên là cần thiết, nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa công việc học tập và làm việc.
Bạn Dương chia sẻ: “Không chỉ sinh viên, mà mỗi người trong chúng ta đều cần học cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nếu làm quá nhiều, các em dễ rơi vào tình trạng kiệt sức và mất tập trung vào mục tiêu chính là học tập.”
![[Nàng thơ] Có nên kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên? 1 IMG 6412](https://inlook-vn.com/wp-content/uploads/2024/12/IMG_6412-650x381.jpeg)
Ảnh minh họa (Nguồn:Internet)
Đồng quan điểm, bạn Huyền Trang kể câu chuyện thực tế về người thân của mình: “Em gái tôi là một sinh viên vừa học vừa làm vất vả. Sáng sớm, em dậy từ rất sớm để đến lớp và học đến gần trưa.Sau đó, em vội vã chạy tới chỗ làm và làm việc đến tối muộn, có khi đến 9-10 giờ tối mới xong. Khi về tới nhà, em luôn mệt mỏi rã rời. Chúng tôi đều là gia đình nhỏ duy nhất còn lại với nhau, khi ba mẹ mất sớm, chỉ còn tôi và em. Tôi đang làm việc vất vả để lo cho cuộc sống của cả hai, và dù không ít lần tôi khuyên em “Em à, làm thêm ít thôi, giữ sức khoẻ và tập trung vào việc học đi”, nhưng em vẫn cứ tiếp tục làm việc để không làm gánh nặng cho tôi thêm.Tôi thấy xót xa vô cùng khi nhìn em mình như vậy. Thực ra, việc kiểm soát số giờ làm thêm của sinh viên là điều rất cần thiết. Cần phải làm sao để các bạn có thể cân bằng được việc học và làm, đừng để mải mê kiếm tiền mà quên mất mục tiêu chính là học hành và chăm sóc sức khoẻ bản thân. Đừng để nỗi vất vả của cuộc sống làm mất đi những giấc mơ, hoài bão tuổi trẻ.”
Bạn Nhung đồng tình: “Không chỉ sinh viên, mà tất cả chúng ta đều nên học cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Riêng với sinh viên, tôi nghĩ việc kiểm soát Kiểm soát giờ làm thêm là cần thiết, nhưng phải trong một quy trình hợp lý, đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền tự chủ của các bạn.”
Bạn Tram cũng nhấn mạnh: “Theo tôi, việc giới hạn giờ làm thêm của sinh viên là rất cần thiết. Thời gian học trên lớp đã đủ khiến các bạn kiệt sức, nhưng sau khi tan học, nhiều sinh viên vẫn phải vội vàng chạy đến chỗ làm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và làm việc học bị chểnh mảng. Dù tôi hiểu rằng làm thêm sẽ giúp sinh viên có cơ hội học hỏi thực tiễn và cải thiện thu nhập, nhưng trước tiên, việc học và sức khoẻ vẫn phải được ưu tiên hàng đầu. Sau này sẽ còn nhiều cơ hội để các bạn sinh viên học hỏi và nâng cao nguồn tài chính của mình, và thậm chí là đạt được kết quả tốt hơn.”
Ngoài ra, Lê Tuấn Khang cho rằng: “Việc kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên là một vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng. Một mặt, điều này giúp bảo vệ sức khỏe và đảm bảo chất lượng học tập của sinh viên. Mặt khác, việc này cũng có thể ảnh hưởng đến thu nhập và cơ hội trải nghiệm của nhiều bạn trẻ. Cần có những chính sách linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể để đảm bảo quyền lợi của sinh viên.”
Ý kiến không đồng tình với việc kiểm soát giờ làm thêm.
Nhiều bạn lại cho rằng việc kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên có thể gây ra bất lợi, nhất là với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Bạn Nguyễn Vy chia sẻ: “Cá nhân tôi thấy không nên kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên. Mỗi sinh viên đều có một hoàn cảnh khác nhau và nhu cầu giờ làm việc khác nhau. Một số bạn phải tự trang trải các chi phí tiền trọ tiền ăn hay tiền học thì nhu cầu giờ làm việc cao để có thể đủ điều kiện đáp ứng. Nên việc kiểm soát số giờ làm thêm của sinh viên có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của một số bạn sinh viên.”
Bạn Triệu Vy cho rằng: “Tôi không đồng ý với việc kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên, vì tôi tin rằng mỗi người đều có quyền tự quyết định cách quản lý thời gian của mình. Việc bổ sung không chỉ là cách học thêm thu nhập mà còn là cơ hội để tôi tích lũy kinh nghiệm thực tế học hỏi kỹ năng mới và trưởng thành hơn. Nếu bị giới hạn, tôi sẽ không có đủ cơ hội để rèn luyện bản thân trong môi trường thực tế, điều mà trường học khó có thể mang lại.”
Ý kiến từ bạn Triệu Vy cũng rất rõ ràng: “Tôi nghĩ không cần phải kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên, vì công việc này nên do chính sinh viên tự quyết định dựa trên khả năng và nhu cầu của họ. Làm thêm không chỉ để kiếm tiền mà còn là cơ hội để tôi rèn luyện kỹ năng, học cách quản lý thời gian và đối tượng với áp lực trong cuộc sống. Nếu một số người làm việc quá sức dẫn đến ảnh hưởng cực kỳ đến học tập hay sức khỏe thì đó là vấn đề cá nhân, không thể lấy những trường hợp lý đó để áp dụng một quy định chung, giới hạn quyền tự do của tất cả cả sinh viên.”
Ý kiến từ bạn Diệp Lê cũng nhấn mạnh tính cân bằng: “Sinh viên nếu biết cách tự cân bằng thời gian sẽ giảm thiểu rủi ro và khó khăn. Họ vừa có thể học hỏi kỹ năng mới, vừa tích lũy kinh nghiệm thực tế. Việc kiểm soát giờ làm thêm cần được cân nhắc nhanh chóng để không gây áp lực không cần thiết.”
Ngoài ra, bạn Phương Linh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự cân bằng: “Nếu sinh viên biết cách sắp xếp thời gian hợp lý thì họ sẽ không chỉ giảm bớt rủi ro mà còn tích lũy kỹ năng hữu ích cho tương lai . Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ làm thêm là không cần thiết.”
Bạn Gompink xác định: “Mặc dù công việc làm thêm có thể giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm và trang trải chi phí học tập, nhưng nếu họ phải làm việc quá nhiều giờ, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và kết quả học tập. Việc kiểm soát số giờ làm thêm sẽ giúp sinh viên có thời gian để tập trung vào việc học, tham gia các hoạt động ngoại khóa và phát triển bản thân. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét tính linh hoạt và nhu cầu tài chính của từng sinh viên, bởi không phải ai cũng có điều kiện để chỉ tập trung vào học tập mà không cần làm thêm. Do đó, một chính sách hợp lý có thể bao gồm việc khuyến khích sinh viên tìm kiếm sự cân bằng giữa học tập và làm việc, đồng thời có những quy định phù hợp để bảo vệ quyền lợi của họ.”
Cuộc tranh luận về việc kiểm soát số giờ làm thêm của sinh viên vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một bên cho rằng công việc này cần thiết để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo hiệu quả học tập, trong khi vẫn còn tin rằng sinh viên cần phải tự mình quyết định. Dù tình huống hay phản ánh, tất cả đều thống nhất rằng mục tiêu cuối cùng là sự phát triển toàn diện của sinh viên. Có lẽ, một giải pháp dung hòa với chính sách linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh, sẽ giúp sinh viên vừa học tập hiệu quả, vừa tích lũy kinh nghiệm sống và làm việc.
Triệu vy (tổng hợp)