[Nàng Thơ] Có nên kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên?
Ngày nay, sinh viên đi làm thêm đã trở thành một hiện tượng phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đối với áp lực kinh tế và mong muốn chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, nhiều sinh viên lựa chọn cách dành thời gian ngoài giờ học để cải thiện thu nhập, hỗ trợ gia đình và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, việc làm thêm không chỉ mang lại những lợi ích đáng kể mà còn ẩn giấu nguy hiểm nếu không có kiểm soát hợp lý. Điều này đã dẫn đến những cuộc tranh luận nên giới hạn số giờ làm thêm của sinh viên hay không?.
Nhiệm vụ chính của sinh viên là học tập và trau dồi kiến thức chuyên môn, chuẩn bị nền tảng vững chắc cho tương lai, do đó nếu dành quá nhiều thời gian cho công việc, sinh viên dễ rơi vào trạng thái kiệt sức, thiếu thời gian học bài và chuẩn bị cho các kỳ thi.
Một số người cho rằng, việc làm thêm không chỉ là kiếm thu nhập mà là cơ hội học hỏi thực tế giá trị, giúp sinh viên rèn luyện những kỹ năng cần thiết mà sách vở không thể cung cấp.
Ngoài ra đối diện áp lực công việc, sinh viên có thể học cách quản lý thời gian hiệu quả, giải quyết vấn đề linh hoạt và thích nghi với những vấn đề khó khăn. Đây là những kỹ năng thực tế rất cần thiết để làm việc sau khi tốt nghiệp. Nếu áp dụng các giới hạn quá chặt chẽ, sinh viên có thể mất đi cơ hội phát triển toàn diện, nhất là trong những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng thực tế cao như dịch vụ, kinh doanh hoặc công nghệ.
Bên cạnh đó, đối mặt với nhiều sinh viên đến từ gia đình khó khăn, làm thêm là cách duy nhất để họ có thể tự trang trải học phí, tiền nhà và các chi phí sinh hoạt khác. Việc giới hạn giờ làm thêm trong trường hợp này có thể vô tình làm cho các bạn gặp khó khăn về mặt tài chính, thậm chí phải bỏ việc học vì không đủ khả năng chi trả.
Một khía cạnh khác là kỳ vọng từ phía các nhà tuyển dụng. Trong thị trường lao động cạnh tranh ngày nay, các nhà tuyển dụng không chỉ tìm kiếm những ứng viên có kiến thức chuyên môn, mà cũng mong muốn ứng viên sở hữu kinh nghiệm thực tế và kỹ năng vượt trội.
Để tạo ra một không gian thảo luận sôi nổi, lắng nghe và ghi nhận các quan điểm, ý kiến và giải pháp từ cộng đồng, báo VOV College chính thức khởi động diễn đàn “ Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: Nên, hay không?”. Thân mời các bạn trẻ, quý phụ huynh, nhà tuyển dụng, chuyên gia giáo dục, cùng đại diện các tổ chức quản lý tham gia vào diễn đàn để chia sẻ ý kiến, thảo luận sâu sắc và đóng góp những giải pháp tối ưu, hướng tới việc xây dựng một môi trường học tập và làm việc bền vững , tạo nền tảng phát triển toàn diện cho thế hệ sinh viên tương lai.
——————————
BOX:
Đối tượng tham gia:
Công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia, nhà quản lý,……
Nhận tác phẩm từ ngày 28/11 – 19/12/2024
Yêu cầu:
Bài viết tối đa 1.500 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.
Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.
Địa chỉ nhận bài: Bài viết dự thi gửi về email nangtho6@vovcollege.com.vn hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo VOV College, số 01 đường ĐHT 27, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP.HCM. Ghi rõ tham gia cuộc thi viết “Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: Nên, hay không?”
—————————————-
Đây là diễn đàn giả định được tổ chức nhằm phục vụ môn học Tổ chức diễn đàn trên báo điện tử. Mọi thông tin, hình ảnh về các nhân vật , tổ chức trong bài viết đều mang tính chất minh họa.
Tôi thấy việc kiểm soát số giờ làm thêm của sinh viên là nên và cũng khá cần thiết, bởi vì nếu làm thêm quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân, ảnh hưởng đến quá trình học tập dẫn theo kết quả chất lượng học tập của sinh viên thấp.
Theo tôi thấy rằng, không chỉ học sinh, sinh viên mà mỗi chúng ta cũng đều nên học cách cân bằng cuộc sống. Giữa công việc và gia đình hay giữa con cái với hoài bảo. Riêng về việc kiểm soát thời gian dành cho sinh viên thì tôi nghĩ là nên, nhưng cần trong khuôn khổ cho phép.
Cá nhân tôi thấy không nên kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên. Mỗi sinh viên đều có một hoàn cảnh khác nhau và nhu cầu giờ làm việc khác nhau. Một số bạn phải tự trang trải các chi phí tiền trọ tiền ăn hay tiền học thì nhu cầu giờ làm việc cao để có thể đủ điều kiện đáp ứng. Nên việc kiểm soát số giờ làm thêm của sinh viên có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của một số bạn sinh viên.
Em gái tôi là một sinh viên vừa học vừa làm vất vả. Sáng sớm, em dậy từ rất sớm để đến lớp và học đến gần trưa. Sau đó, em vội vã chạy tới chỗ làm và làm việc đến tối muộn, có khi đến 9-10 giờ tối mới xong. Khi về tới nhà, em luôn mệt mỏi rã rời. Chúng tôi đều là gia đình nhỏ duy nhất còn lại với nhau, khi ba mẹ mất sớm, chỉ còn tôi và em. Tôi đang làm việc vất vả để lo cho cuộc sống của cả hai, và dù không ít lần tôi khuyên em “Em à, làm thêm ít thôi, giữ sức khoẻ và tập trung vào việc học đi”, nhưng em vẫn cứ tiếp tục làm việc để không làm gánh nặng cho tôi thêm.
Tôi thấy xót xa vô cùng khi nhìn em mình như vậy. Thực ra, việc kiểm soát số giờ làm thêm của sinh viên là điều rất cần thiết. Cần phải làm sao để các bạn có thể cân bằng được việc học và làm, đừng để mải mê kiếm tiền mà quên mất mục tiêu chính là học hành và chăm sóc sức khoẻ bản thân. Đừng để nỗi vất vả của cuộc sống làm mất đi những giấc mơ, hoài bão tuổi trẻ.
Theo tôi, việc giới hạn giờ làm thêm của sinh viên là rất cần thiết. Thời gian học trên lớp đã đủ khiến các bạn kiệt sức, nhưng sau khi tan học, nhiều sinh viên vẫn phải vội vàng chạy đến chỗ làm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và làm việc học bị chểnh mảng. Dù tôi hiểu rằng làm thêm sẽ giúp sinh viên có cơ hội học hỏi thực tiễn và cải thiện thu nhập, nhưng trước tiên, việc học và sức khoẻ vẫn phải được ưu tiên hàng đầu. Sau này sẽ còn nhiều cơ hội để các bạn sinh viên học hỏi và nâng cao nguồn tài chính của mình, và thậm chí là đạt được kết quả tốt hơn.
Việc vừa đi làm thêm vừa đi học mang lại khá nhiều rủi ro và khó khăn. Nhất là về sức khoẻ, hai là về việc học hành, nhưng nếu các bạn sinh viên biết tự cân bằng thời gian cho cả hai thì tôi nghĩ rằng phần rủi ro và khó khăn ấy sẽ giảm xuống. Hơn thế nữa là sau này các bạn có thể sẽ luyện cho mình thêm những kĩ năng mới và cả những bài học bổ ích nữa.
Việc giới hạn chặt chẽ giờ làm thêm của sinh viên là một vấn đề cần cân nhắc kỹ.
Việc kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên là một vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng. Một mặt, điều này giúp bảo vệ sức khỏe và đảm bảo chất lượng học tập của sinh viên. Mặt khác, việc này cũng có thể ảnh hưởng đến thu nhập và cơ hội trải nghiệm của nhiều bạn trẻ. Cần có những chính sách linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể để đảm bảo quyền lợi của sinh viên.
Mặc dù công việc làm thêm có thể giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm và trang trải chi phí học tập, nhưng nếu họ phải làm việc quá nhiều giờ, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và kết quả học tập. Việc kiểm soát số giờ làm thêm sẽ giúp sinh viên có thời gian để tập trung vào việc học, tham gia các hoạt động ngoại khóa và phát triển bản thân. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét tính linh hoạt và nhu cầu tài chính của từng sinh viên, bởi không phải ai cũng có điều kiện để chỉ tập trung vào học tập mà không cần làm thêm. Do đó, một chính sách hợp lý có thể bao gồm việc khuyến khích sinh viên tìm kiếm sự cân bằng giữa học tập và làm việc, đồng thời có những quy định phù hợp để bảo vệ quyền lợi của họ.
Tôi không đồng ý với việc kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên, vì tôi tin rằng mỗi người đều có quyền tự quyết định cách quản lý thời gian của mình. Việc bổ sung không chỉ là cách học thêm thu nhập mà còn là cơ hội để tôi tích lũy kinh nghiệm thực tế học hỏi kỹ năng mới và trưởng thành hơn. Nếu bị giới hạn, tôi sẽ không có đủ cơ hội để rèn luyện bản thân trong môi trường thực tế, điều mà trường học khó có thể mang lại.
Tôi nghĩ không cần phải kiểm soát chặt số giờ làm thêm của sinh viên, vì công việc này nên do chính sinh viên tự quyết định dựa trên khả năng và nhu cầu của họ. Thêm không chỉ để kiếm tiền mà còn là cơ hội để tôi rèn luyện kỹ năng, học cách quản lý thời gian và đối tượng với áp lực trong cuộc sống. Nếu một số người làm việc quá sức dẫn đến ảnh hưởng cực kỳ đến học tập hay sức khỏe thì đó là vấn đề cá nhân, không thể lấy những trường hợp lý đó để áp dụng một quy định chung, giới hạn quyền tự do của tất cả cả sinh viên.