![[PHƯỚC] Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: Nên, hay không? [PHƯỚC] Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: Nên, hay không?](https://inlook-vn.com/wp-content/uploads/2024/11/PHUOC_Dien-dan-Han-che-gio-lam-cua-sinh-vien.jpg)
[PHƯỚC] Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: Nên, hay không?
Hiện nay, làm thêm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều sinh viên. Đây không chỉ là cách để các bạn trang trải chi phí sinh hoạt, học phí mà còn là cơ hội tích lũy kinh nghiệm thực tế, phát triển kỹ năng mềm và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Tuy nhiên, vấn đề về thời gian làm thêm của sinh viên đang đặt ra nhiều tranh cãi.
Theo Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất giới hạn giờ làm thêm của sinh viên ở mức không quá 24 giờ mỗi tuần. Mục tiêu chính là nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo chất lượng học tập và ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến làm việc quá mức. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu giới hạn này có thực sự phù hợp và công bằng cho tất cả sinh viên hiện nay khi có thể đằng sau công việc ấy chính là thu nhập chính cho gia đình?
Với những bạn có sức khỏe tốt và khả năng quản lý thời gian hiệu quả, việc giới hạn giờ làm có thể khiến họ mất đi cơ hội kiếm thêm thu nhập hoặc tích lũy kinh nghiệm. Ngược lại, đối với một số sinh viên không đủ khả năng tự cân đối thời gian, việc làm thêm quá nhiều giờ đã dẫn đến tình trạng kiệt sức, mất ngủ và giảm sút kết quả học tập.
Trung bình, mỗi sinh viên làm thêm 4-6 giờ mỗi ngày, đây được coi là mức hợp lý để đảm bảo cân bằng giữa học tập và công việc. Nhưng thực tế lại cho thấy không ít bạn phải làm việc 8-10 tiếng mỗi ngày, đặc biệt trong các ngành phục vụ nhà hàng, giao hàng, hay làm việc tại các cửa hàng tiện lợi. Hậu quả là nhiều sinh viên mất cân bằng cuộc sống, không có đủ thời gian nghỉ ngơi hoặc dành cho việc học.
Vì vậy, Báo điện tử VOV College mở diễn đàn “Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: Nên, hay không?” để lắng nghe ý kiến và quan điểm từ sinh viên, thầy cô, phụ huynh, nhà tuyển dụng và bất kỳ ai quan tâm. Mỗi một ý kiến đóng góp sẽ giúp mọi người có nhiều góc nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Hãy tham gia thảo luận và cho biết suy nghĩ của bạn bằng cách gửi về địa chỉ email: vovcollege@gmail.com hay phần bình luận dưới bài viết.
Thời gian nhận bài: 27/11/2024 – 24/12/2024.
Trân trọng
Ban biên tập Báo điện tử VOV College.
—————————-
Đây là nội dung giả định được tổ chức nhằm phục vụ môn học Tổ chức Diễn đàn trên Báo điện tử. Mọi thông tin, hình ảnh về các nhân vật, tổ chức trong bài viết đều mang tính chất minh họa. Mọi thông tin cực đoan, gây hiềm khích, thóa mọa cá nhân – tổ chức khác đều bị nghiêm cấm.
Theo tôi, việc giới hạn giờ làm thêm cho sinh viên nên được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố. Đầu tiên, làm thêm có thể mang lại lợi ích lớn, như giúp sinh viên trang trải chi phí, học cách quản lý thời gian, và tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế. Tuy nhiên, làm việc quá nhiều giờ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, sức khỏe và đời sống cá nhân của họ.
Giới hạn giờ làm thêm hợp lý sẽ đảm bảo rằng sinh viên có đủ thời gian để tập trung vào việc học, nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động xã hội. Một số quốc gia áp dụng giới hạn giờ làm thêm cho sinh viên quốc tế, chẳng hạn 20 giờ/tuần, như một cách cân bằng giữa việc làm và học. Đây cũng có thể là một tham chiếu tốt cho sinh viên trong nước.
Tóm lại, việc giới hạn giờ làm thêm là cần thiết, nhưng mức giới hạn cụ thể nên linh hoạt, tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của từng sinh viên và tính chất công việc mà họ tham gia.
Theo tôi, nên giới hạn giờ làm thêm của sinh viên để đảm bảo cân bằng giữa học tập và công việc. Làm thêm quá nhiều dễ dẫn đến kiệt sức, giảm sút kết quả học tập và ảnh hưởng sức khỏe. Giới hạn giờ làm giúp sinh viên có thời gian nghỉ ngơi, tập trung trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết cho tương lai. Điều này còn khuyến khích họ lựa chọn công việc phù hợp với chuyên ngành, định hướng nghề nghiệp, thay vì chỉ chạy theo lợi ích tài chính ngắn hạn, đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện.
Theo quan điểm cá nhân của tôi thì không nên giới hạn giờ làm thêm của sinh viên. Vì có thể khiến sinh viên khó khăn không thể kiếm đủ tiền để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt, đồng thời làm giảm cơ hội học hỏi và rèn luyện kỹ năng thực tế. Hơn nữa, các sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và học tập nếu bị giới hạn về thời gian.
Việc có nên giới hạn giờ làm thêm của sinh viên hay không còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Mặc dù giới hạn có thể giúp bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng học tập, nhưng cũng không nên áp đặt quá cứng nhắc. Quan trọng hơn cả, sinh viên cần học cách tự quản lý thời gian và ưu tiên nhiệm vụ một cách hợp lý.
Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên là một vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Việc làm thêm mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu không có sự điều chỉnh hợp lý, nó có thể gây ra những tác động tiêu cực đến học tập và sức khỏe. Vì vậy, thay vì áp đặt một giới hạn cứng nhắc, có lẽ nên khuyến khích sinh viên tự biết cân bằng giữa công việc và học tập, đồng thời nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ nhà trường.
Việc giới hạn giờ làm thêm của sinh viên là cần thiết để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của họ. Sinh viên cần thời gian để học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động ngoại khóa, giúp nâng cao kỹ năng và mở rộng kiến thức. Nếu làm thêm quá nhiều, họ sẽ dễ rơi vào tình trạng kiệt sức, ảnh hưởng đến kết quả học tập và khả năng tiếp thu kiến thức. Hơn nữa, việc giới hạn giờ làm thêm còn giúp sinh viên duy trì được sự cân bằng giữa công việc và học hành, từ đó phát triển bền vững trong tương lai.
Con gái tôi hiện tại là sv năm 1 đang học ở Sài Gòn, hiện tại cũng vừa học vừa đi làm thêm. Tôi thấy cũng rất tốt, giúp con va chạm bên ngoài xã hội nhiều hơn, từ đó còn rèn được tính tự lập nữa. Mới năm 1 nên lịch học cũng không quá nhiều nên con gái tôi có thể sắp xếp các ca làm linh hoạt mà không quá mệt, hôm nào không học còn có thể đi làm nguyên ngày để kím thêm thu nhập. Vậy nên tôi thấy cũng không nên giới hạn giờ làm thêm của sv làm gì, giới trẻ bây giờ chúng năng động lắm. Cứ cho chúng tự do trải nghiệm, đừng nên can thiệp quá nhiều !
Tôi từng là sinh viên nghèo, vừa học vừa làm đủ nghề để trang trải học phí và sinh hoạt, có ngày làm đến 12 tiếng. Một đêm mưa, nhận được thông báo về học bổng “Sinh viên vượt khó”, tôi biết đó là cơ hội không thể bỏ lỡ. Dù công việc bận rộn, tôi vẫn cố gắng cân bằng thời gian học và làm, cuối cùng giành được học bổng, giúp tôi tiếp tục việc học và hỗ trợ gia đình. Chính những khó khăn ấy đã dạy tôi nghị lực và kỹ năng quản lý, mở ra con đường thành công sau này. Vì vậy, đừng giới hạn giờ làm thêm, hãy để sinh viên tự quyết và rèn luyện bản lĩnh của mình.