[SH] “Sống chung” trước hôn nhân: Câu chuyện “tốt” của bạn tôi!
Tôi đồng tình với việc nên “sống chung” trước hôn nhân vì tôi cho rằng việc “sống thử” trước khi kết hôn đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn thế, phần lớn giới trẻ hiện nay đã tự ý thức cho mình những tiêu cực mang lại đối với việc “sống thử “.
(Ảnh minh họa: Internet)
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì, sống chung giúp cặp đôi hiểu rõ hơn về nhau. Tôi có ví dụ cụ thể hơn là Tuấn, bạn học của tôi từ thời cấp 3, quyết định sống thử với bạn gái khi cả hai cùng lên Thành phố Hồ Chí Minh học đại học. Họ từng nghĩ rằng tình yêu thời học sinh là đủ bền vững, nhưng khi sống chung, Tuấn phát hiện bạn gái có thói quen chi tiêu khá thoải mái, trong khi anh lại quen tiết kiệm. Nhờ thời gian sống chung, họ đã tự bổ trợ cho nhau, sửa lỗi cho nhau và học cách điều chỉnh để phù hợp với nhau hơn cho tương lai.
Thứ hai, sống chung là cơ hội thử nghiệm khả năng hòa hợp và chia sẻ trách nhiệm. Cũng là một ví dụ khác về Quyên, cũng là bạn học của tôi, dù gia đình khó khăn và cấm đoán, vẫn quyết định sống thử với bạn trai khi học đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu, cả hai gặp nhiều khó khăn vì áp lực từ việc học và tài chính. Tuy nhiên, qua quá trình cùng nhau đối mặt với những thách thức, họ đã học được cách chia sẻ trách nhiệm, từ việc quản lý chi tiêu đến công việc nhà. Điều này giúp họ không chỉ vượt qua khó khăn mà còn gắn bó hơn, tạo tiền đề cho một cuộc sống hôn nhân cân bằng sau này. Vì vốn dĩ sinh viên khi lên Đại học đa phần sẽ loay hoay tìm bước tiến trong cuộc sống trước và sau khi tốt nghiệp nên “sống thử“ cũng giúp nhau rất nhiều trong việc tìm ra con đường và chỗ dựa vững chắc an tâm trong cuộc sống.
Tiếp theo, sống chung giúp hạn chế quyết định kết hôn vội vàng. Tuấn và cả Quyên nhờ sống thử đã có thêm thời gian để hiểu nhau và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định tiến tới hôn nhân. Trải nghiệm này giúp họ tránh được những quyết định cảm tính và tạo niềm tin vững chắc vào tương lai chung, thay vì kết hôn chỉ dựa trên cảm xúc ban đầu. Ngày nay kết hôn rất tốn kém và phần trăm các cuộc hôn nhân đổ vỡ rất nhiều do không hiểu được nhau, cuộc sống càng phát triển nên con người cũng dễ dàng từ bỏ một cuộc hôn nhân hơn.
Cuối cùng, sống chung rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Quyên và Tuấn không ít lần phải đối mặt với áp lực gia đình và những khác biệt trong lối sống. Tuy nhiên, nhờ sống chung, họ dần học được cách đối thoại cởi mở, nhường nhịn và tìm ra giải pháp chung cho các vấn đề. Kỹ năng này giúp họ vượt qua các xung đột và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống hôn nhân lâu dài.
Nguyễn Thế Thành (Q.Tân Phú, TP.HCM – MSSV: 2310060190)
—————–
Đây là nội dung giả định được tổ chức nhằm phục vụ môn học Tổ chức Diễn đàn trên Báo điện tử (K23). Mọi thông tin, hình ảnh về các nhân vật, tổ chức trong bài viết đều mang tính chất minh họa. Mọi thông tin cực đoan, gây hiềm khích, thóa mọa cá nhân – tổ chức khác đều bị nghiêm cấm.