[Siêu nhân gào thét] Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: Cơ hội và thách thức từ góc nhìn nhà tuyển dụng

Là một nhà tuyển dụng, tôi không quá xa lạ với câu chuyện vừa học vừa làm của các bạn sinh viên. Thông qua quá trình tuyển dụng và quản lý nhân sự trong hơn 10 năm, tôi hiểu được phần nào mong muốn và mục đích của các bạn sinh viên khi đi làm thêm.

Về cơ bản, đi làm thêm ngoài giờ học có thể mang lại nhiều cơ hội lớn cho các bạn khi được tiếp xúc và rèn luyện qua những môi trường mới. Tuy nhiên, đi làm thêm cũng là sự thử thách, không chỉ với bản thân sinh viên mà còn đối đơn vị tuyển dụng.

Screenshot 2024 12 18 015700

Ảnh minh họa ( nguồn: internet )

Trước hết, khi nói về lợi ích, một trong những lợi ích dễ thấy nhất của việc sinh viên làm thêm là khả năng phát triển các kỹ năng mềm, cải thiện giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề,… những kỹ năng này không chỉ hữu ích trong công việc hiện tại mà còn hỗ trợ cho các bạn những nền tảng cần thiết để phát triển bản thân trong sự nghiệp sau này.

Bên cạnh đó, việc sinh viên đi làm thêm sẽ giúp các bạn có nhiều cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, từ đó có thêm kinh nghiệm sống và dễ dàng định hướng công việc mà mình sẽ theo đuổi sau khi ra trường. Những kinh nghiệm này cũng giúp sinh viên tăng khả năng tự tin và chủ động hơn trong công việc. Khi làm thêm, sinh viên phải học cách cân đối giữa công việc và học tập, giúp các bạn rèn luyện được sự tự giác, tính trách nhiệm và khả năng quản lý thời gian. Những sinh viên có thể cân bằng học tập và xử lý công việc một cách hiệu quả cho thấy họ có khả năng quản lý tốt khối lượng công việc được giao.

Tuy nhiên sự không ổn định về thời gian làm việc, sinh viên thường có lịch học dày đặc và nhiều sinh viên sẽ ưu tiên việc học hơn công việc làm thêm. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc đúng hạn hoặc chất lượng công việc thấp nếu không sắp xếp hợp lý. Khi các bạn sắp xếp công việc không hợp lý sẽ dẫn đến quá tải công việc. Ngoài ra, có một số trường hợp sinh viên không thể cam kết làm việc lâu dài, vì công việc làm thêm chỉ mang tính chất tạm thời và không phải ưu tiên hàng đầu đối với họ điều này ảnh hưởng đến tính ổn định và hiệu quả công việc. Mặc dù sinh viên làm thêm có thể học hỏi được nhiều kỹ năng mềm nhưng họ vẫn chưa đủ kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực ứng tuyển khi mới tiếp xúc. Do đó thời gian khi mới bắt đầu một công việc thường rất khó khăn để đảm bảo hoàn thành tốt.

Dưới góc nhìn của một nhà tuyển dụng, tôi mong muốn các bạn sinh viên sẽ có thể cân bằng được thời gian học tập trên trường với những công việc làm thêm để có thể tối ưu hóa được lợi ích từ công việc và lấy kinh nghiệm ấy bổ trợ cho lại cho quá trình học tập.

Dương Thúy Hiền (Quận 12 – TPHCM – duongthuyhien06112003@gmail.com, SĐT 0942xxxxxx)

 

z6132923117524 911015ab566e2d6a162ca79bceac7108

 

_____________________________

 

Liên quan đến đề xuất giới hạn giờ làm thêm của sinh viên, hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều. Vì vậy, Báo điện tử VOV trân trọng mời bạn đọc tham gia diễn đàn “Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: nên hay không?” để cùng chia sẻ quan điểm, đóng góp ý kiến.

Mời bạn đọc gửi bài viết về địa chỉ email: baodientuvov@gmail.com

Tiêu đề ghi rõ bài viết tham gia diễn đàn “Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: nên hay không?”

Thời gian nhận bài từ ngày: 30/11/2024 – 30/12/2024

Trân trọng

Ban biên tập Báo điện tử VOV

_____________________________

[Đây là nội dung giả định được tổ chức nhằm phục vụ môn học Tổ chức diễn đàn trên báo điện tử. Mọi thông tin hình ảnh, hình ảnh về các nhân vật, tổ chức, trong bài viết đều mang tính minh hoạ. Mọi thông tin cực đoan, gây hiềm khích, thoá moạ cá nhân – tổ chức khác đều bị nghiêm cấm]

CATEGORIES
TAGS
Share This

BÌNH LUẬN

Wordpress (0)
Disqus (1 )