[Xanh Dương] Nên hay không trong việc giới hạn làm thêm của sinh viên

Không ai có thể ngăn cản được bất kì điều gì của các bạn ở tuổi đôi mươi, một khi đã quyết là phải làm cũng như việc các bạn bắt đầu trở thành một người “tự lập” từ khi đủ tuổi lao động.

Tôi nhận thấy việc đi làm thêm là điều không đúng cũng không sai, với góc nhìn là người đã từng trải với các công việc làm thêm chỉ để trang trải đủ cuộc sống tôi thật lòng khuyên các bạn trẻ nếu như cân bằng được 50-50 giữa việc học và việc đi làm thì tôi ủng hộ.

Tôi sẽ chia theo 2 hướng quan điểm để các bạn có thể nhìn rõ hơn:

10 2

Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)

 Hướng thứ nhất về mặt có lợi : Khi các bạn vừa bước lên một tỉnh thành khác để sinh sống và học tập,thì điều đầu tiên các bạn sẽ có nhiều vấn đề để lo cùng một lúc, bạn tìm đủ mọi cách để chi trả nhiều khoản và lúc này bạn quyết định chọn làm thêm. Ở một môi trường thực tế, bạn học được ở đó không chỉ về mặt lý thuyết mà còn có cả thực hành, bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn, trao dồi được nhiều kĩ năng mềm hay chỉ đơn giản bạn nhận ra được điểm mạnh của mình để phát triển, mặt khác bạn cũng biết được cách làm việc nhóm cùng nhau, giải quyết các vấn đề bất ngờ xảy ra. Điều này cũng tác động nhiều đến tâm lý của các bạn trẻ.

Tiếp tiếp sau đó nữa bạn nhận được thu nhập do chính công sức bạn làm bạn lại cảm thấy nhẹ nhõm và thấy mình mạnh mẽ,tự tin có trách nhiệm hơn với công việc mà chính mình đã chọn.

Hướng thứ hai về việc không lợi : Điều đầu tiên chính là về vấn đề sức khỏe, chế độ ăn uống không hợp lý, các bạn làm việc cật lực, tăng ca, làm đầy thời gian kết quả là nó ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nếu bạn không biết quản lý thời gian mình chặt chẽ, hợp lý dẫn đến cơ thể bạn luôn trong trạng thái buồn ngủ, mệt mỏi và dẫn đến đầu óc không được tập trung hết công suất 100%.

Bạn sẽ dễ dàng bị phân tâm và việc học cũng trở nên lơ đãng, khi làm thêm quá nhiều giờ sinh viên sẽ không có đủ thời gian học bài từ đó dẫn đến làm giảm chất lượng học tập, từ điều này cũng có thể các bạn phải đóng tiền để học lại hoặc thi lại. Ngoài ra, một số công việc part-time cũng không có cơ hội học hỏi thêm điều gì, nó không mang lại giá trị trong việc phát triển kỹ năng hay kinh nghiệm học hỏi tương lai, đương nhiên các bạn sẽ không phát triển và sẽ thiếu cơ hội thăng tiến trong công việc .

Kết luận lại , đi làm thêm không xấu nhưng các bạn phải biết lựa chọn công việc phù hợp với bản thân về mặt sức khỏe và tinh thần, đương nhiên nó không phải bức tường để ngăn cản các bạn hoàn thành mục tiêu lớn hơn phía trước, đơn giản nó chỉ là bước đệm để hỗ trợ bạn đạt được kết quả một cách bền vững và hiệu quả nhất nếu thật sự bạn biết tận dụng và cân bằng hết cả hai.

—————————————-

Đây không chỉ là một câu chuyện riêng của mỗi cá nhân, mà là vấn đề chung, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giáo dục và sức khỏe của thế hệ trẻ. Ý kiến của các bạn không chỉ góp phần xây dựng một môi trường học tập, làm việc cân bằng, lành mạnh hơn mà còn định hình các chính sách phù hợp, mang lại lợi ích lâu dài cho sinh viên.

Chính vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến từ các bạn độc giả về vấn đề: “Giới hạn giờ làm thêm của sinh viên: Nên hay không?”.

Hãy chia sẻ quan điểm, câu chuyện hoặc giải pháp của bạn bằng cách gửi bài viết qua email: vovcollege@gmail.com

Thời gian nhận bài: Từ 04/12/2024 đến 25/12/2024.

Trân trọng,

Ban biên tập VOV College.

[Đây là nội dung giả định được tổ chức nhằm phục vụ môn học Tổ chức Diễn đàn trên Báo điện tử. Mọi thông tin, hình ảnh về các nhân vật, tổ chức trong bài viết đều mang tính chất minh họa. Mọi thông tin cực đoan, gây hiềm khích, thóa mọa cá nhân – tổ chức khác đều bị nghiêm cấm].

Trịnh Thị Thảo Ly (Q.12-TPHCM- ttthaoly05@gmail.com-03742xxx34)

CATEGORIES
TAGS
Share This

BÌNH LUẬN

Wordpress (0)
Disqus (0 )